Nên dạy văn hóa nghề cho người lao động

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Đặt vấn đề ở tầm lớn hơn, ông Phan Sỹ Nghĩa, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, cho rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần quan tâm hơn nữa tới khía cạnh VHN, nâng cao VHN cho người học. Cần phải có các chính sách, giải pháp khơi dậy sự ham học hỏi, lòng say mê và yêu thích lao động sáng tạo của các thế hệ thanh thiếu niên; xã hội hóa công tác đào tạo và học tập, xây dựng những chuẩn mực và giá trị lao động nghề nghiệp mới.

(VHN) là những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong nhà trường, qua thời gian đào tạo, giáo dục, học tập, rèn luyện cộng với quá trình công tác và môi trường xã hội của người lao động (NLĐ) sau khi ra trường. Nó chính là yếu tố tạo ra bền vững, giúp NLĐ phát triển”- TS Nguyễn Văn Ngàng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, khái quát như trên về tầm quan trọng của xây dựng VHN trong chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Thiếu văn hóa nghề, vì sao?

Môi trường giáo dục, đào tạo chính là nơi tôn tạo, giúp NLĐ phát huy những giá trị của VHN. Tuy nhiên, tại hội thảo về tăng cường VHN thúc đẩy việc làm bền vững do Hội Dạy nghề VN tổ chức mới đây tại TPHCM, các nhà nghiên cứu, khoa học, nhà đào tạo thừa nhận ở các cấp bậc đào tạo, dạy nghề hiện nay, hầu hết chưa thực sự coi trọng đến dạy VHN cho học sinh, sinh viên. GS-TS Lương Ngọc Toản, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN, cho rằng việc giáo dục nâng cao hiểu biết về giá trị nghề nghiệp gần như đang bỏ trống.
Theo ông Lê Duy Cầu, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Bà Rịa – Vũng Tàu, các trường, nhất là trường dạy nghề chưa thật sự chú trọng đầu tư và giáo dục đúng mực về VHN. Cũng từ đó, các hoạt động trau dồi VHN cho học sinh, sinh viên còn hạn chế. Đó là lý do dẫn đến một bộ phận người học nghề và NLĐ rất thiếu VHN; thể hiện ở chỗ thái độ tùy tiện, cẩu thả, vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm, không trung thực, thiếu tự giác, chưa yêu nghề, tự ti, tự phụ, thiếu tính cộng đồng, tính nhân văn.

Đưa văn hóa nghề vào chương trình đào tạo

“Tôi cho rằng trong đào tạo mà thiếu giáo dục VHN thì người học ra trường sẽ thiếu kiến thức, nhận thức, không có khả năng thích nghi với môi trường tại doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những xung đột”- ông Lê Duy Cầu nhấn mạnh. Còn ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng Phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho rằng VHN được khái quát rõ nét ở mục tiêu dạy nghề: Đào tạo nhân lực có khả năng thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tác phong công nghiệp, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm… Tán thành ý kiến này, ông Nguyễn Phan Hòa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo, bổ sung: “Phải bắt đầu từ người dạy. Đó là cần triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về chương trình và phương pháp dạy VHN để có thể lồng ghép trong quá trình dạy chữ, dạy nghề”.

Đặt vấn đề ở tầm lớn hơn, ông Phan Sỹ Nghĩa, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, cho rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần quan tâm hơn nữa tới khía cạnh VHN, nâng cao VHN cho người học. Cần phải có các chính sách, giải pháp khơi dậy sự ham học hỏi, lòng say mê và yêu thích lao động sáng tạo của các thế hệ thanh thiếu niên; xã hội hóa công tác đào tạo và học tập, xây dựng những chuẩn mực và giá trị lao động nghề nghiệp mới.

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!


Sinh viên Khoa Cơ khí động lực Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thực hành trên máy_Ảnh: DUY QUỐC

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>