Buộc dành 20% đất dự án xây nhà ở xã hội: khó doanh nghiệp?

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Trong Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Chính Phủ ban hành đã quy định rõ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị. Theo đó, những dự án nhà ở thương mại, phát triển đô thị thuộc khu đô thị loại 3 trở lên không phân biệt quy mô diện tích phải dành 20% tổng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Trong Trong trường hợp dự án có quy mô sử dụng đất dưới 10ha thì chủ đầu tư lựa chọn hình thức hoặc dành 20% để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%, hoặc nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20%, nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

 

nha dat dep 50

 

 

Việc quy định dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội đang gây ra khá nhiều ý kiến trái chiều trong giới kinh doanh địa ốc.

 

Quy định dự án phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội gây khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Mới đây, dư luận xôn xao về một phát biểu của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành khi cho rằng “Nên tách những người nghèo, thu nhập thấp ra khỏi những khu vực của người giàu”. Theo đó, phát biểu này được ông Đực đưa ra khi thảo luận về quy định dự án nhà ở thương mại, đô thị phải dành 20% quỹ đất dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Theo ông Đực quy định này là không hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả người dân. Ông Đực phân tích, với những người nghèo, người thu nhập thấp họ khó có thể sống trong các khu đô thị hiện đại với các dịch vụ đắt tiền, ngay cả ăn uống cũng khó khăn. Ngược lại những người có điều kiện, họ phải bỏ ra số tiền lớn để mua căn hộ nên đòi hỏi các tiện ích dịch vụ phải tương xứng. Do đó, thay vì phải dùng 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội thì nên cho phép doanh nghiệp nộp tiền với giá trị tương đương để bố trí một quỹ đất khác để xây dựng nhà ở xã hội.

 

 

Cũng theo ông Đực, hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Trong khi nhu cầu về nhà giá rẻ của người thu nhập thấp rất lớn thì lại có quá ít dự án nhà ở xã hội đang được triển khai. Nguyên nhân xuất phát từ chính các chính sách, thủ tục ràng buộc, lợi nhuận quá thấp khiến các doanh nghiệp không mặn mà khi đầu tư những dự án này. Ông Đực giải thích, nếu so với nhà ở thương mại thì nhà ở xã hội hoàn toàn bị lép vế, thứ nhất là nó bị giới hạn diện tích, giá bán, đối tượng mua. Gói vay 30.000 tỷ từng được kỳ vọng sẽ là cứu cánh cho nhà ở xã hội nhưng lại đang thất bại vì người thu nhập thấp rất khó khăn khi làm thủ tục, chứng minh thu nhập. Ngoài ra, việc cho phép các nhà ở thương mại có giá dưới 1,05 tỷ cũng được vay gói hỗ trợ này cũng khiến nhà ở xã hội không còn ưu thế. Thực tế trước đây, không ít doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để thụ hưởng các ưu đãi nhưng sau đó hoàn toàn thất bại và phải xin chuyển ngược lại.

 

 

Đồng quan điểm, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng, trước khi xây dựng một dự án, khu đô thị thì chủ đầu tư đã định sẵn ai sẽ ở trong đó. Một dự án không thể có những căn hộ giá 14 – 15 triệu lại nằm chung với các căn hộ có giá 50 – 60 triệu được. Như vậy, doanh nghiệp cũng khó khăn mà người dân sinh sống trong dự án cũng không tốt hơn vì khác biệt giữa lối sống, thu nhập, các tiện ích. Do đó, để phát triển nhà ở xã hội nhà nước nên quy định rõ những khu vực nào quy hoạch dùng để xây dựng nhà ở xã hội, không để nhà ở xã hội cùng nằm chung với các dự án cao cấp. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa phù hợp với thu nhập lối sống của người dân.

 

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

 

mua ban nha dat so

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>