Hướng dẫn bố trí phong thủy ban công để hóa giải hết sát khí

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Khi bố trí ban công, bạn phải đảm bảo mang lại được cảm giác an toàn, dễ chịu để mọi người đứng tại đây có thể cảm nhận được sinh khí mát mẻ và trong lành của tự nhiên. Từ đó mang lại sự thư thái và thong thả cho ngôi nhà bạn.
Bố trí ban công hợp lý sẽ hóa giải sát khí bên ngoài nhà ở và mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho ngôi nhà của bạn. Không chỉ là , việc bố trí ban công hợp lý còn giúp tiết kiệm diện tích để mang lại không gian hài hòa, lý tưởng.

 

Ban công là nơi nạp khí và đón nhận ánh sáng mặt trời của ngôi nhà. Nơi đây cũng đồng thời hứng chịu những yếu tố bất lợi của tự nhiên như mua gió, bụi bặm… Bố trí ban công theo phong thủy sẽ giúp nơi đây thành cửa ngõ tiếp nhận sinh khí kiêm phòng tuyến chống tà khí. Do đó, việc hóa giải sát khí bên ngoài nhà thường được tập trung ở khu vực ban công.

1. Hướng ban công

Ban công có hướng tốt nhất khi quay về hướng Đông và Đông Nam. Người xưa coi hướng Đông là nơi nhận “Tử khí Đông lai” – khí tía từ hướng Đông tới. Đây là nguồn khí may mắn, mang lại cát tường và bình an cho gia đình. Mặt trời hướng Đông còn mang lại ánh sáng buổi sớm trong lành cho toàn bộ căn nhà bừng lên sức sống. Từ đó giúp các thành viên trong gia đình sảng khoái và vui tươi.

Bạn muốn tìm mua vật phẩm phong thủy hợp với mình, hãy để chúng tôi tư vấn tượng tỳ hưu có thể tăng tài vận cho bạn hay tượng thiềm thừ chiêu tài cho bạn hoặc trang sức phong thủy hợp với mệnh của bạn, đến với chung tôi để có được linh vật phong thủy hợp với mình

Ban công hướng Đông Nam đón “Huân phong Nam lai” – làn gió trong lành từ hướng Nam, tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu. Trong phong thủy ban công thì đây là cung tài lộc nên càng đón được nhiều sinh khí thì càng tốt cho phong thủy. Trái lại, ban công hướng Bắc phải chịu gió lạnh mùa Đông, hướng Tây chịu nắng gắt mùa hè nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình. Trong trường hợp bất khả kháng, các ban công hướng này nên có sự can thiệp của các thầy phong thủy để khắc phục.

Xem Thêm:  Top 3 hướng nhà tốt cho người tuổi Quý Sửu

2. Bố trí ban công theo phong thủy

Khi bố trí ban công, bạn phải đảm bảo mang lại được cảm giác an toàn, dễ chịu để mọi người đứng tại đây có thể cảm nhận được sinh khí mát mẻ và trong lành của tự nhiên. Từ đó mang lại sự thư thái và thong thả cho ngôi nhà bạn.

Ban công có thể là nơi làm một vườn hoa nhỏ xinh để mang phong cảnh thiên nhiên tươi mắt vào nhà. Hai bên tường thích hợp trang trí thêm đồ vật thẩm mỹ để tạo cảm giác tươi mới, sảng khoái cho không gian.

Nếu dư dả diện tích, bạn còn có thể bố trí ban công với bàn ghế nhỏ để mỗi sáng ngồi thưởng thức cà phê thư giãn. Vì đây là nơi phong thủy giao lưu giữa con người và tự nhiên, bạn nên giữ ban công thật sạch sẽ và bố trí thông thoáng để nguồn không khí tốt có thể lưu thông ra vào dễ dàng.

3. Cây cảnh thích hợp bố trí ban công

Những cây cối thích hợp bố trí ban công nên là những cây có lá to, dễ trồng và nhiều sức sống. Trong đó có 5 loại cây phổ biến dưới đây:

Vạn niên thanh có phiến lá to, xòe rộng như bàn tay mở ra nạp khí tiếp phúc. Loài cây này giúp tăng cường vượng khí cho ở. Để hấp dẫn được nhiều sinh khí nhất, hãy chăm sóc cho cây luôn xanh tốt và khỏe mạnh.

 

Cây kim tiền có phiến lá tròn dày và đầy đặn. Loài cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt và có thể hấp dẫn kim khí từ bên ngoài, đem lại tài vận cho gia đình

Cây vạn tuế còn được gọi là cây long huyết. Cây có lá nhỏ dài, ở giữa có chấm vàng. Loài cây này có sức sống kiên cường và bất khuất, mang lại khí huyết cho ngôi nhà. Đồng thời loài cây này cũng rất quan trọng trong việc mang lại thịnh vượng cho gia đình.

Cây cọ trúc hay trúc quân tử trồng ở ban công có thể giúp bảo vệ và mang lại sự bình yên cho gia đình.

 

Cây phát tài to khỏe và có phiến lá nhọn dài, xanh biếc. Loài cây này khá dễ trồng và có sức sống mãnh liệt vừa có tác dụng bảo vệ vừa giúp tăng cường tài vận cho gia đình.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>