Những điều bạn cần biết về việc nhổ răng khôn

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Sau khi răng được lấy ra, nha sĩ sẽ khâu vết thương lại. Một số loại chỉ khâu sẽ tiêu dần theo thời gian, tuy nhiên một số sẽ cần cắt bỏ sau một vài ngày, tùy theo tình trạng của vết khâu, bác sĩ sẽ dùng bông gạc để cầm máu vết thương.

 

 

Một chiếc răng được gán cho biệt danh “răng khôn” mà chẳng khôn ngoan chút nào vì thường mọc nhầm vị trí, làm chủ nhân đau đớn. Hành trình loại bỏ nó cũng chẳng đơn giản.

Rất nhiều người dù đã lớn tuổi vẫn phải nhổ bỏ răng khôn – răng hàm lớn thứ ba vì gây một số phiền toái. Có nhất thiết bạn phải loại bỏ chiếc răng này? Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nó như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Tại sao chúng ta cần phải nhổ răng khôn?

Mục đích của việc nhổ răng khôn là để giải quyết vấn đề răng miệng mà bạn đang gặp phải hoặc ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, bao gồm một số vấn đề sau:

 

  • Quai hàm của bạn có thể không đủ chỗ cho răng khôn phát triển, khiến chúng bị ảnh hưởng và không thể mọc xuyên qua nướu;
  • Răng khôn của bạn có thể mọc một phần qua nướu, tạo ra một vạt của mô nướu phủ một phần răng khôn. Các loại thức ăn và vi trùng có thể bị mắc kẹt dưới lớp nướu, nếu kéo dài sẽ xuất hiện những dấu hiệu của nhiễm trùng như nướu bị ửng đỏ, sưng và đau. Đặc biệt những tác động có thể phát triển theo chiều hướng xấu đi khi răng bị ảnh hưởng ví dụ như nhiễm trùng, làm tổn thương các răng khác và xương hàm hoặc gây u nang;
  • Một số răng khôn có thể phát triển theo những hướng không bình thường với phần trên của răng mọc hướng về phía trước, phía sau hoặc cả hai bên.

Việc loại bỏ răng khôn thường mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các răng mọc lệch trong hàm cũng như giải quyết những răng khôn bị mắc kẹt trong xương hàm và không bao giờ mọc xuyên qua được nướu hoặc các trường hợp răng khôn mới mọc nhưng lại nằm dưới một lớp nướu (gây đỏ nướu, sưng và đau). Hơn thế nữa, vùng mọc răng khôn có thể khó làm sạch hơn khi bạn vệ sinh răng miệng so với các vùng răng khác, nên nếu được xử lí sớm, sẽ tránh được bệnh nướu răng và sâu răng.

Bác sĩ sẽ nhổ răng khôn cho bạn như thế nào?

Bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt hoặc nha sĩ của bạn có thể làm tiểu phẫu để loại bỏ (nhổ) răng khôn ngay tại phòng khám. Trong trường hợp nặng hơn, khi tất cả răng khôn của bạn mọc cùng lúc hoặc có nguy cơ bị biến chứng cao thì bạn nên chọn phẫu thuật trong bệnh viện. Trong trường hợp bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh nhiễm trùng thì các bác sĩ/nha sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh, chống viêm trước và hoãn lại cho đến khi bạn khỏe hơn thì sẽ thực hiện phẫu thuật.

Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ để làm tê khu vực răng sẽ nhổ. Thuốc gây mê toàn thân có thể được sử dụng nếu nhổ nhiều hoặc tất cả răng khôn cùng một lúc. Thuốc có tác dụng giảm cảm giác đau đớn và khiến bạn ngủ say trong suốt quá trình phẫu thuật. Bạn không nên ăn hoặc uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật để thuốc gây mê có thể mang lại tác dụng cao nhất.

Để loại bỏ răng khôn, nha sĩ sẽ bóc tách mô nướu  và lấy bỏ các xương bao bọc quanh răng. Nha sĩ sẽ tách các mô kết nối răng vào xương, sau đó mới loại bỏ phần răng khôn. Đôi khi, nha sĩ phải cắt răng khôn thành những miếng nhỏ hơn để dễ dàng gắp ra.

Sau khi răng được lấy ra, nha sĩ sẽ khâu vết thương lại. Một số loại chỉ khâu sẽ tiêu dần theo thời gian, tuy nhiên một số sẽ cần cắt bỏ sau một vài ngày, tùy theo tình trạng của vết khâu, bác sĩ sẽ dùng bông gạc để cầm máu vết thương.

 

Liệu bạn sẽ gặp rủi ro gì sau khi thực hiện nhổ răng khôn?

Tương tự như những ca phẫu thuật khác, bạn có thể gặp một số rủi ro sau khi thực hiện nhổ răng khôn như:

  • Xuất hiện cảm giác đau và sưng đồng thời ở vùng nướu răng và tại vị trí khoan chân răng;
  • Chảy máu trong khoảng 24 giờ;
  • Có cảm giác khó khăn và đau khi cử động hàm;
  • Nướu có tình trạng phục hồi chậm;
  • Gây ảnh hưởng đến các phẫu thuật răng hàm khác đang được thực hiện như cầu răng hay mão răng hoặc tác động đến những phần chân răng xung quanh;
  • Tình trạng viêm huyệt ổ răng khô gây đau nhức sẽ xảy ra nếu các cục máu đông bảo vệ bị tan quá sớm;
  • Vẫn còn cảm thấy tê trong miệng và môi sau khi gây tê cục bộ đã hết tác dụng do chấn thương hoặc viêm dây thần kinh ở xương hàm.

Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bệnh nhân bị các tác dụng phụ khác gây ra ảnh hưởng hiếm gặp như:

  • Cảm giác tê trong miệng hoặc môi liên tục không ngừng;
  • Xương hàm bị nứt gãy khi dùng lực bẩy nhổ răng quá mạnh;
  • Tạo ra lỗ hổng thông vào khoang xoang hàm trong trường hợp phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên;
  • Phẫu thuật nha khoa có thể khiến vi khuẩn thâm nhập vào miệng và đi vào máu, gây nhiễm trùng các bộ phận khác của cơ thể. Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu (bao gồm những người có van tim nhân tạo hoặc bị dị tật tim bẩm sinh) thường được bác sĩ phẫu thuật hoặc nha sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật nha khoa;
  • Các phương pháp gây mê (cục bộ và/hoặc toàn bộ) thường xuyên được sử dụng trong suốt quá trình phẫu thuật. Tất cả các ca phẫu thuật bao gồm phẫu thuật răng hàm miệng, việc sử dụng thuốc gây mê toàn thân có một tỉ lệ rất nhỏ nguy cơ tử vong hoặc gây ra các biến chứng khác.

Bạn nên đến bệnh viện lớn để được chụp X-quang xác định có răng khôn hay không và thực hiện phẫu thuật loại bỏ nó theo tư vấn của bác sĩ nha khoa nhé.

Hồ sơ Doanh Nghiệp
Nhân vật Nổi Tiếng
Pháp luật Đời Sống
Chính sách Kinh Tế
Tin Tức Giáo dục
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>