Cảnh báo: sản phẩm từ lô hội lại không chứa tinh chất lô hội

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

 

Cây lô hội còn có thể dùng để chữa trị một số bệnh như: tiểu đường, nhiễm trùng da nhẹ, tổn thương do lạnh, gàu, động kinh, viêm loét miệng, mụn, bệnh đường ruột, vảy nến, u nang, eczema, thoái hóa khớp, lở loét, mụn rộp sinh dục, bệnh về nướu, sốt, táo bón, cháy nắng, lở loét lạnh và ngứa.

 

Lô hội (nha đam) đã được công nhận nhiều tác dụng chữa bệnh, chăm sóc dung nhan phái đẹp nên rất được ưu ái. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm được quảng bá chứa tinh chất lô hội lại không thực sự chứa dược liệu quý này.

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng cây lô hội (nha đam) có lợi cho các vết thương ngoài da, đặc biệt là vết bỏng. Cây lô hội còn có thể được sử dụng để chữa các chứng bệnh nghiêm trọng khác vì nó không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn đẩy nhanh thời gian lành vết thương. Nếu bạn đã từng tò mò không biết thực sự có bao nhiêu tinh chất lô hội thật sự trong các sản phẩm mình đang sử dụng thì một tin không vui rằng, dựa trên các xét nghiệm với 4 sản phẩm phổ biến được cho là có chứa tinh chất lô hội thì đã có tới 3 sản phẩm có kết quả không hề thấy tinh chất lô hội trong sản phẩm, sản phẩm còn lại vẫn chưa được xác định cụ thể.

Nhiều hãng mỹ phẩm không sử dụng tinh chất lô hội (nha đam) thật sự mà thay bằng hợp chất rẻ tiền hơn

Sau khi kiểm tra các sản phẩm của những siêu thị nổi tiếng như The Walmart, Target và chuỗi siêu thị tiện lợi mini ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thành phần sản phẩm có chứa maltodextrin, một loại chất gốc đường được dùng thay thế nha đam và có giá thành rẻ. Loại sản phẩm ở siêu thị Walgreen chỉ chứa axit malic. Ngoài ra axit lactic – một thành phần trong cây lô hội có khả năng giúp phát hiện các mảnh lô hội – cũng không tìm thấy trong các sản phẩm trên.

Việc sản xuất lô hội nguyên chất đòi hỏi rất nhiều giai đoạn phức tạp và tốn kém. Vì quá tốn kém nên các nhãn hàng đã không sử dụng lô hội nguyên chất cho sản phẩm của mình. Thông thường, bột lô hội có thể trị giá đến hơn 5 triệu đồng/kg, nhưng nếu sử dụng maltodextrin thay thế với khối lượng tương tự lại chỉ tốn vài chục nghìn.

Trước tình hình này, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ thành phần ghi trên nhãn thành phẩm và khuyến khích sử dụng lô hội tươi sẽ đảm bảo chất lượng hơn mỹ phẩm chiết xuất.

 

Vì sao mọi người mê mẩn tác dụng thần kỳ của lô hội?

Lô hội (nha đam) là cây thuốc có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và kháng sinh hiệu quả. Cây lô hội có chứa 20 trên 22 loại axit amin, trong đó có tới 7 trên 9 axit amin cơ thể cần.

Thêm vào đó, lô hội khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cộng với thành phần nhuận tràng và dưỡng ẩm giúp cơ thể bạn kháng viêm. Hai thành phần auxin và gibberellins trong loại cây này đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương nhanh.

  • Anthraquinones: cây lô hội chứa 12 loại anthraquinones, một hỗn hợp phenolic có chức năng nhuận tràng. Aloin và emodin có chức năng như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và chống siêu vi;
  • Axit béo: lô hội cung cấp 4 loại steroid thực vật: cholesterol, lapel (có khả năng giảm đau, sát trùng và chống viêm) campestral và β-sis sterol;
  • Enzymes: 8 loại enzym được tìm thấy trong cây lô hội: aliiase, amylase, bradykinase (1 loại kháng viêm phổ biến), catalase, carboxypeptidase, lipase, alkaline phosphatase, cellulase và peroxidase;
  • Các loại vitamin: vitamin B12, A (beta-carotene), E và C đều được tìm thấy trong cây lô hội cũng như axit folic và choline;
  • Khoáng chất: chromium, magiê, canxi, kẽm, đồng, mangan, selen, natri và kali có thể được tìm thấy trong cây lô hội và đóng vài trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định cây lô hội và dầu lô hội có chứa các hợp chất và phytonutrients mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe như khả năng kháng sinh, kháng nấm và kháng khuẩn, thậm chí là khả năng chống lại một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như E.coli, faecalis và staphylococcus aureus của lô hội. Ngoài ra, cây lô hội còn có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn cùng các thành phần có lợi khác như axit phenolic/polyphenols, phytosterols, axit fatty, indoles, alkanes, pyrimidines, alkaloids, axit organic, aldehydes, axit dicarboxylic, ketones và alkaloids.

Một vài nghiên cứu tương tự cũng khẳng định rằng nha đam có tiềm năng trong việc giảm nhẹ các triệu chứng có liên quan hoặc có tác dụng ngăn các chứng bệnh như tim mạch, ung thư, thoái hóa thần kinh và tiểu đường.

Nước hoặc mủ nha đam được chứng minh là có tác dụng trong chữa trị bệnh đau bụng và tiêu chảy. Bên cạnh đó, cây nha đam chứa thành phần tăng khả năng nhuận tràng, giúp cơ thể giảm hấp thụ từ đó tăng tính hiệu quả của một số loại thuốc uống trực tiếp.

Cây lô hội còn có thể dùng để chữa trị một số bệnh như: tiểu đường, nhiễm trùng da nhẹ, tổn thương do lạnh, gàu, động kinh, viêm loét miệng, mụn, bệnh đường ruột, vảy nến, u nang, eczema, thoái hóa khớp, lở loét, mụn rộp sinh dục, bệnh về nướu, sốt, táo bón, cháy nắng, lở loét lạnh và ngứa.

Hầu hết các khả năng chữa trị của cây nha đam đều nằm ở phần gel chiết xuất từ lá cây. Ngoài một số công dụng đã được công nhận và phổ biến đối với các chứng bệnh ngoài da thì cây lô hội cũng có thể được dùng cho các chứng bệnh bên trong cơ thể.

Quản trị Doanh Nghiệp
Khoa học Công Nghệ
Tin Tức Chứng Khoán
Phong cách Cuộc Sống
Thông Tin Khởi Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>